1. Thế nào là hàng hóa nguy hiểm?
Vận tải hàng hóa là quá trình giao nhận hàng hóa ở nơi gửi đến chỗ nhận gồm các nhiên liệu, nguyên vật liệu bán, thành phẩm mà ngành giao thông vận tải biển nhận vận chuyển.
Hàng hóa nguy hiểm là những loại hàng hóa trong quá trình lưu kho, bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận phát sinh sự cố nguy hiểm như bùng nổ, gây độc hại, phá hủy phương tiện vận tải, phát tán phóng xạ gây ảnh hưởng đến môi trường sống và tính mạng con người. Khi vận chuyển Hàng hải, hàng nguy hiểm gây phá hủy thiết bị, phương tiện và làm mất trọng tâm, lật hoặc chìm tàu.
Ngoài ra, theo Luật Giao thông đường bộ định nghĩa: “Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.”
Dựa vào các khái niệm trên, hàng hóa được xem là hàng nguy hiểm khi:
– Chứa chất độc hại, ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng con người.
– Gây nguy hiểm cho phương tiện đường biển trong quá trình vận chuyển.
– Gây ô nhiễm môi trường, mất trật tự an ninh quốc gia.
2. Danh sách các loại hàng hóa nguy hiểm là gì?
Các hàng hóa nguy hiểm gồm có 9 loại sau đây:
– Loại 1: Chất và vật liệu gây nổ công nghiệp, chất nổ
– Loại 2: Khí ga dễ và không dễ cháy, độc hại, không độc hại
– Loại 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhậy
– Loại 4: Chất đặc dễ cháy, nổ đặc khử nhậy, chất tự phản ứng, tự bốc cháy và các chất gặp nước sản sinh khí ga dễ cháy
– Loại 5: Hợp chất oxit hữu cơ và oxi hóa
– Loại 6: Chất lây nhiễm và độc hại
– Loại 7: Chất phóng xạ
– Loại 8: Chất ăn mòn
– Loại 9: Chất và hàng gây nguy hiểm khác
3. Quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển
Những quy định cấp thiết để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển bao gồm:
Tiêu chuẩn cho phương tiện vận chuyển
Khi muốn tham gia vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng nguy hiểm, phương tiện cần đủ điều kiện tham gia giao thông.
Các bộ phận, thiết bị chuyên dùng của phương tiện phải đạt tiêu chuẩn do Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 đề ra. Đồng thời, phương tiện tham gia kiểm định và có giấy chứng nhận phương tiện cơ giới đường bộ đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm.
Các phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu tượng nguy hiểm lên mặt hàng đang vận chuyển và cần làm sạch, xóa bỏ hết chúng khi không tiếp tục vận chuyển.
Nghiêm cấm sử dụng tàu thuyền không đáp ứng được tiêu chuẩn kĩ thuật để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Quy định về bảo quản, bao bì cho hàng nguy hiểm
Theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 60/2016/ NĐ-CP về điều kiện đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường có quy định bảo quản, bao bì cho hàng nguy hiểm như sau:
– Bao bì có khả năng chống sự ăn mòn, không phản ứng hóa học với các chất chứa bên trong, không bị hoen gỉ; chống thấm, kín đáo và chắc chắn để tránh trường hợp rò rỉ hàng nguy hiểm ra môi trường khi vận chuyển trong điều kiện bình thường hoặc xảy ra sự cố.
– Nếu cá nhân hoặc tổ chức tự đóng gói hàng nguy hiểm, phải tiến hành thực nghiệm và kiểm tra chất lượng bao bì trước khi đưa vào sử dụng để hạn chế rơi lọt, tò rỉ chất độc hại khi chuyên chở bằng đường biển.
– Các loại bao bì, vật chứa sau khi dùng xong cần bảo quản riêng nhằm đáp ứng các quy định của nhà nước.
– Ngoài ra, bao bì phải phù hợp với hàng chứa bên trong và miễn nhiễm với các loại hóa chất hoặc tác động của hàng nguy hiểm.
Trách nhiệm của các bên trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm
Đối với các bên khi tham gia quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cần có trách nhiệm như đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó.
Chủ hàng cần hỗ trợ tuyệt đối và thanh toán đúng thời hạn với bên vận chuyển. Còn bên cung cấp dịch vụ có trách nhiệm toàn bộ quá trình vận chuyển, đảm bảo an toàn của hàng hóa và đưa hàng đến đúng thời gian và địa điểm quy định.
Quá trình bốc dỡ hàng hóa nguy hiểm đúng cách
Hàng hóa nguy hiểm một khi bị rò rỉ ra môi trường sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng của con người. Vì vậy, quá trình bốc dỡ hàng cần thực hiện bài bản, đúng cách để tránh tác động đến chúng.
Mỗi cá nhân hay tổ chức tham gia xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm trên tàu và lưu kho, bãi cần tuân thủ đúng những quy định của từng mặt hàng nguy hiểm hoặc trong thông báo của bên chủ hàng.
Người thủ kho, người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát quá trình xếp, dỡ hàng để hàng hóa được bốc dỡ đúng phương pháp.
Đọc thêm: Khả năng vận chuyển và quy mô của vận tải đường biển
Đọc thêm: Hợp đồng vận chuyển hàng hoá