Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển (LCL)

Hàng freehand và hàng nominated là gì?

Quy trình gửi hàng hóa bằng đường biển ( LCL)?

Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển (LCL)
Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển (LCL)

1. Quy trình làm hàng xuất khẩu

Tùy vào từng mặt hàng, hàng nguyên container FCL hay hàng lẻ LCL – hàng consol mà quy trình làm thủ tục giao nhận sẽ khác nhau. Cùng Vinalines tham khảo 9 bước chi tiết mà công ty xuất khẩu cần làm để vận chuyển thành công lô hàng lẻ bằng đường biển cho công ty nhập khẩu nhé!

Trong trường hợp công ty xuất khẩu muốn thuê công ty dịch vụ giao nhận thì có thể bỏ qua một số bước nghiệp vụ đã thuê. Thế nhưng, công ty xuất khẩu cũng cần phải tìm hiểu rõ về quy trình để phối hợp cho tốt trong quá trình làm thủ tục.

Bước 1: Đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương (giữa người bán và người mua)

Hai bên thương thảo với nhau để đi đến thống nhất nội dung cho hợp đồng ngoại thương, trong đó gồm những điều khoản quan trọng về hàng hóa, điều kiện giao hàng (Incoterms) và trách nhiệm mỗi bên.

Dựa vào các quy định trong hợp đồng đã ký kết mà người xuất khẩu biết được mình có trách nhiệm gì trong những bước tiếp theo.

Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu

Có 2 trường hợp xảy ra:

TH1: Không phải xin giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ thông thường được sự cho phép của cơ quan ban ngành.

TH2: Bắt buộc phải xin giấy phép xuất khẩu đối với những hàng hóa thuộc diện quản lý đặc biệt của chính phủ. Chẳng hạn, để xuất khẩu những mặt hàng như: Tiền chất sử dụng trong công nghiệp, dược liệu quý hiếm, vật liệu nổ công nghiệp,… thì phải xin giấy phép của các bộ ngành quản lý. Chi tiết hàng phải xin giấy phép xuất khẩu, các bạn nên tra cứu trong phụ lục III của Nghị định số: 69/2018/NĐ-CP.

Việc xin giấy phép là rất quan trọng và mất nhiều thời gian, nên doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành xuất khẩu.

Sau khi đã xin được giấy phép hoặc nếu mặt hàng không cần giấy phép xuất khẩu thì bạn có thể bỏ qua bước 2 và chuyển sang bước kế tiếp.

Bước 3: Xác nhận thanh toán (theo thỏa thuận trong hợp đồng)

Một trong những nội dung quan trọng nhất trong xuất khẩu hàng hóa là vấn đề về thanh toán. Những vướng mắc trong vấn đề thanh toán thường mang đến các rủi ro cao cho nhà xuất khẩu.

Nghiệp vụ xác nhận thanh toán là một trong những nghiệp vụ rất quan trọng khi tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương theo những điều khoản trong hợp đồng.

Bước 4: Chuẩn bị hàng xuất (sản xuất, đóng gói hàng theo đúng quy cách, chất lượng như mẫu chào hàng) 

Sau khi nhận được tiền thanh toán đặt cọc từ khách hàng, doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch kiểm tra đóng gói hàng hóa và lên lịch đóng hàng.

Bước 5: Thu xếp chỗ với hãng vận tải (thuê tàu)

Nghiệp vụ này thường do các điều kiện và cơ sở giao hàng quyết định nghĩa vụ, chi phí và chuyển giao rủi ro hàng hóa. Về cơ bản việc thuê vận chuyển chặng chính sẽ phải thực hiện những bước sau:

1. Liên hệ với đại lý vận chuyển/ công ty giao nhận để lấy thông tin về lịch trình và giá cước.

2. Lựa chọn hãng vận chuyển, chuyến vận chuyển và đăng ký chuyển hàng, thuê các dịch vụ cần thiết như vỏ cont, bốc xếp và vận chuyển hàng về cảng.

3. Tổ chức giao hàng cho hãng vận chuyển, người chuyên chở và ký biên bản giao hàng.

Nếu muốn biết chi tiết về các điều kiện thương mại bạn có thể tham khảo thêm Incoterms 2010 hoặc Incoterms 2020 nhé!

Xem thêm:
1. Các loại hợp đồng vận tải biển

2. Gửi hàng LCL đi Châu Âu từ Hải Phòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *