Tình trạng tắc nghẽn cảng biển lan rộng tại châu Á, giá cước container có thể duy trì mức cao đến quý 3/2024

Tình trạng tắc nghẽn cảng biển lan rộng tại châu Á, giá cước container có thể duy trì mức cao đến quý 3/2024

Tình trạng tắc nghẽn cảng biển lan rộng tại châu Á, giá cước container có thể duy trì mức cao đến quý 3/2024

Theo Tạp chí Công Thương, cảng Singapore – cảng container lớn thứ hai thế giới, đang trải qua tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng hơn cả giai đoạn cao điểm của đại dịch COVID-19. Hiện tại, khoảng 450.000 TEU đang chờ để vào hoặc ra khỏi cảng này, gây ra tác động dây chuyền đến nhiều cảng biển trong khu vực.

Tình trạng tắc nghẽn cảng biển lan rộng tại châu Á, giá cước container có thể duy trì mức cao đến quý 3/2024
Tình trạng tắc nghẽn cảng biển lan rộng tại châu Á, giá cước container có thể duy trì mức cao đến quý 3/2024

Nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn cảng biển là gì ?

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do tác động dây chuyền từ cuộc khủng hoảng hàng hải ở khu vực Biển Đỏ và việc các chủ hàng gấp rút vận chuyển hàng hoá đến Mỹ để tránh rủi ro đình công vào tháng 9/2024 khi các cuộc đàm phán tiền lương của công nhân ngành cảng biển ở khu vực Bờ Đông diễn ra không suôn sẻ. Điều này đã dẫn đến hiện tượng “dồn tàu” với quá nhiều tàu cập cảng cùng lúc ngoài dự kiến.

Dữ liệu từ Cơ quan Hàng hải và Cảng biển Singapore (MPA) cho thấy, trong 4 tháng đầu năm nay, thông lượng qua cảng Singapore đã tăng gần 9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 13,36 triệu TEU. Theo S&P Global Commodity Insights, chỉ trong 20 ngày đầu tháng 5/2024, cảng Singapore đã tiếp nhận 999 tàu hàng, tăng 56% so với tháng 4/2024. Các tàu hiện phải chờ trung bình từ 2 – 3 ngày để cập cảng, một số hãng tàu phải chờ đến 7 ngày.

Với vai trò là đầu mối trung chuyển hàng hóa, kết nối đến hơn 600 cảng khác trên toàn cầu, tình trạng tắc nghẽn tại cảng Singapore đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cảng trong khu vực như cảng Port Klang và Tanjung Pelepas tại Malaysia, cảng Thượng Hải và Thanh Đảo tại Trung Quốc. Nhiều tàu đã phải huỷ kế hoạch cập cảng Singapore và chuyển hướng sang các cảng lân cận, khiến các cảng này phải xử lý khối lượng hàng đột biến ngoài kế hoạch.

Theo Linerlytica, các cảng tại khu vực Đông Nam Á hiện là “nút thắt nghiêm trọng nhất” đối với hoạt động vận tải hàng hải thế giới, với 26% sức chở container toàn cầu bị kẹt ở khu vực này. Chỉ số tắc nghẽn cảng toàn cầu đã chạm mốc 2 triệu TEU, tương đương 6,8% tổng sức chở toàn cầu, so với mức thông thường chỉ khoảng 2 – 4%. Tình trạng này làm trầm trọng thêm việc thiếu hụt container rỗng và đẩy giá cước vận tải container tăng vọt.

Chỉ số vận chuyển container Thượng Hải (SCFI) đã tăng 42% trong một tháng qua. SCFI đo lường giá cước vận chuyển container giao ngay từ cảng Thượng Hải đến các cảng lớn trên toàn cầu như Barcelona, Hamburg, Rotterdam tại châu Âu; Los Angeles, Oakland, New York tại Mỹ; Osaka, Tokyo tại Nhật Bản.

Maersk, hãng vận tải biển lớn thứ hai thế giới, đã thông báo với khách hàng về việc chậm trễ “đáng kể” trong lịch trình tàu do tắc nghẽn tại các cảng ở Địa Trung Hải và châu Á. Do đó, Maersk sẽ tạm thời dừng việc cập bến một số cảng trong những tuần tới.

Một số tổ chức dự báo các hãng tàu sẽ tăng giá cước vận tải và thêm các khoản phụ phí mới để bù đắp thiệt hại do tắc nghẽn cảng gây ra. Điều này đã được áp dụng xuyên suốt trong giai đoạn đại dịch COVID-19. Các hãng tàu lớn có trụ sở tại Đài Loan như Evergreen, Yang Ming và Wan Hai cũng dự báo tình trạng ùn tắc ở các cảng châu Á sẽ kéo dài và giá cước vận chuyển container sẽ neo cao đến quý 3/2024.

Chỉ số container toàn cầu, đại diện cho giá cước vận tải container giao ngay trên các tuyến quốc tế lớn, đã quay về vùng đỉnh của dịch COVID-19, với giá cho thuê tàu định hạn của một số phân khúc tăng tới 65% so với đầu năm. Môi trường giá cước vận tải cao và sản lượng vận tải tăng trở lại được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải biển.

Tình trạng tắc nghẽn cảng biển lan rộng tại châu Á, giá cước container có thể duy trì mức cao đến quý 3/2024
Tình trạng tắc nghẽn cảng biển lan rộng tại châu Á, giá cước container có thể duy trì mức cao đến quý 3/2024

Giải pháp cho tình trạng tắc nghẽn cảng biển và giá cước container cao

Tình trạng tắc nghẽn cảng biển và giá cước container cao đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và các giải pháp sáng tạo từ nhiều bên liên quan trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Dưới đây là một số giải pháp khả thi để giảm thiểu tình trạng này:

  1. Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng cảng biển

  • Mở rộng cảng: Xây dựng thêm các bến cảng và khu vực lưu trữ để tăng khả năng tiếp nhận và xử lý tàu hàng.
  • Cải tiến thiết bị: Đầu tư vào các thiết bị nâng hạ và bốc dỡ hiện đại để tăng tốc độ xử lý container.
  • Nâng cấp công nghệ thông tin: Sử dụng các hệ thống quản lý cảng tiên tiến để tối ưu hóa luồng hàng hóa và giảm thiểu thời gian chờ đợi.
  1. Tối ưu hóa lịch trình vận tải

  • Điều chỉnh lịch trình tàu: Các hãng tàu cần điều chỉnh lịch trình để tránh tình trạng dồn tàu tại một cảng cụ thể.
  • Sử dụng cảng thay thế: Chuyển hướng một số tàu đến các cảng ít tắc nghẽn hơn trong khu vực để giảm tải cho các cảng đang quá tải.
  1. Chính sách và quy định hỗ trợ

  • Hỗ trợ từ chính phủ: Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ để thúc đẩy đầu tư vào hạ tầng cảng biển và logistics.
  • Quy định linh hoạt: Cần có các quy định linh hoạt hơn trong việc quản lý và vận hành cảng để thích ứng với những biến động trong nhu cầu vận tải.

Xem thêm: Mặt Hàng Nên Và Không Được Phép Vận Chuyển Bằng Đường Biển

Xem thêm: QUY TRÌNH LOGISTICS CHO HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *