Vận chuyển hàng nguy hiểm (DG Cargo) qua hãng Vietjet 2024

Vận chuyển hàng nguy hiểm (DG Cargo) qua hãng Vietjet

Vận chuyển hàng nguy hiểm (DG Cargo) qua hãng Vietjet

Lời giới thiệu

VietJet Air, hãng hàng không giá rẻ hàng đầu Việt Nam, đã nhận được phê duyệt chính thức để vận chuyển hàng nguy hiểm đến các sân bay quốc tế như SYD, MEL, BNE, NRT, KIX, ICN, HKG, và MFM. Đây là một bước tiến quan trọng, giúp mở rộng dịch vụ và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa đặc thù của VietJet. Hãy cùng Vinalines khám phá thông tin vận chuyển hàng nguy hiểm (DG Cargo) qua hãng VietJet nhé.

Sơ lược về VietJet Air

Vận chuyển hàng nguy hiểm (DG Cargo) qua hãng Vietjet
Vận chuyển hàng nguy hiểm (DG Cargo) qua hãng Vietjet

Vietjet Air là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam hoạt động theo mô hình hàng không thế hệ mới với chi phí thấp, cung cấp đa dạng dịch vụ để khách hàng lựa chọn. Hãng không chỉ chuyên chở hành khách mà còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ thông qua các ứng dụng công nghệ thương mại điện tử tiên tiến.

Hiện tại, Vietjet đang khai thác mạng lưới bay rộng khắp các điểm đến trong nước và hơn 30 điểm đến quốc tế như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Hồng Kông. Hãng sử dụng đội tàu bay hiện đại A320 và A321 với độ tuổi trung bình là 3,3 năm.

Vietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) và sở hữu Chứng nhận An toàn Khai thác IOSA. Văn hóa an toàn là một phần không thể thiếu trong văn hóa doanh nghiệp của Vietjet, được quán triệt từ ban lãnh đạo đến từng nhân viên trên toàn hệ thống.

Hàng nguy hiểm gồm có những gì? 

Vận chuyển hàng nguy hiểm (DG Cargo) qua hãng Vietjet
Vận chuyển hàng nguy hiểm (DG Cargo) qua hãng Vietjet

Hàng nguy hiểm bao gồm một loạt các loại chất có tính chất đặc biệt, được phân loại theo nhóm và phân nhóm như sau:

Nhóm 1: Thuốc nổ (Explosives) với 6 phân nhóm:

1.1: Các vật, chất có nguy cơ nổ lớn.

1.2: Các vật, chất có nguy cơ phóng lửa nhưng không có nguy cơ nổ lớn.

1.3: Các vật, chất có nguy cơ cháy, nổ nhỏ hoặc phóng lửa nhỏ nhưng không có nguy cơ nổ rộng.

1.4: Các vật, chất có nguy cơ không đáng kể.

1.5: Các chất rất kém nhạy nhưng lại có nguy cơ nổ lớn.

1.6: Các vật, chất không nhạy, không có nguy cơ nổ lớn.

Nhóm 2: Chất khí (Gases) với 3 phân nhóm:

2.1: Khí dễ cháy.

2.2: Khí không dễ cháy, không độc.

2.3: Khí độc hại.

Nhóm 3: Chất lỏng dễ cháy

Bao gồm sơn, dầu, xăng, cồn, loại rượu có nồng độ cồn cao,…

Nhóm 4: Chất rắn dễ cháy có khả năng tự cháy, hoặc các chất khi tiếp xúc với nước, tỏa ra khí dễ cháy.

Nhóm này được chia thành 3 phân nhóm sau:

4.1: Chất rắn dễ cháy.

4.2: Các chất có khả năng tự bùng cháy.

4.3: Các chất tiếp xúc với nước, tỏa ra khí dễ cháy.

Nhóm 5: Chất oxy hóa và chất pe-ro-xit hữu cơĐược chia thành 2 phân nhóm nhỏ:

5.1: Chất oxi hóa.

5.2: Chất hữu cơ có chứa oxi. Đối với nhóm này, cần kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ.

Nhóm 6: Chất độc và chất lây nhiễm

Với 2 phân nhóm chính:

6.1: Chất độc như xyanua, nicotine.

6.2: Chất lây nhiễm, bao gồm virus gây bệnh cho con người hoặc động vật, cần kiểm tra trong các phòng thí nghiệm.

Nhóm 7: Chất phóng xạ

Bao gồm các nguyên tố phóng xạ và các trang thiết bị y tế như máy chiếu, máy chụp.

Nhóm 8: Chất ăn mòn

Các mặt hàng pin, ắc quy, axit.

Nhóm 9: Hàng nguy hiểm

Khác bao gồm các chất nguy hiểm không thuộc 8 nhóm trên như đá khô, oto, xe máy, động cơ,…

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ gửi cà phê đi Trung Quốc giá rẻ số 1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *