Ý NGHĨA CỦA CÔNG ƯỚC HAMBURG LÀ GÌ?

Ý nghĩa của Công ước Hamburg là gì? Người chuyên chở thực sự theo Công ước Hamburg là gì?

1. Công ước  Hamburg là gì?

Công ước  Hamburg là gì?
Công ước  Hamburg là gì?

Công ước Hamberg tên gọi đầy đủ là Công ước Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển năm 1978.

2. Thực tiễn đòi hỏi đổi mới quy định về thương mại hàng hải như thế nào?

Thực tiễn đòi hỏi đổi mới quy định về thương mại hàng hải như thế nào?
Thực tiễn đòi hỏi đổi mới quy định về thương mại hàng hải như thế nào?

Cùng với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ vào những năm thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ XX, ngành công nghiệp thương mại hàng hải cũng không ngừng phát triển về mọi mặt cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận tải, bốc xếp, thông tin liên lạc. Thêm vào đó, cùng với những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, những cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ, nó đã làm thay đổi nhiều vấn đề cơ bản của ngành công nghiệp quan trọng nhưng đầy rủi ro này. Nhiều khái niệm, nguyên tắc cơ bản đang thịnh hành lại đã và đang ngày càng trở nên lỗi thời; nhiều văn bản pháp luật, những luận cứ pháp lý lại trở nên lạc hậu hoặc cản trở sự phát triển của ngành.

Trong lĩnh vực phân định trách nhiệm của các bên liên quan trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thể hiện bằng một vận tải đơn thì Công ước Brucxelles 1924 tuy đã hai lần được sửa đổi, bổ sung bằng các Nghị định thư Visby 1968 và Nghị định thư SDR 1979 cũng như đã được các nhà làm luật và tòa án giải thích theo những cách nhìn phù hợp với thời đại mới nhưng đã chưa làm cho nhiều người thỏa mãn. Mặt khác, nếu nhìn nhận một cách khách quan bản thân các Quy tắc Hague và Hague – Visby, cũng đã bộc lộ những điểm bất hợp lý, không theo kịp với thực tế biến động của thị trường.

Bởi những lẽ đó, đòi hỏi phải sửa đổi hoặc thiết lập một hệ thống quy định mới về công nghiệp hàng hải phù hợp hơn. Từ đó, Công ước Hamburg ra đời.

3. Ý nghĩa của Công ước  Hamburg đối với công nghiệp hàng hải

Ý nghĩa của Công ước  Hamburg đối với công nghiệp hàng hải
Ý nghĩa của Công ước  Hamburg đối với công nghiệp hang hải

Nội dung chính của Quy tắc cũng xoay quanh đối tượng điều chỉnh là mối quan hệ trách nhiệm giữa một bên là chủ tàu và/hoặc người chuyên chở hoặc người đại lý của họ với một bên là chủ hàng và/hoặc người nhận hàng. Không chỉ dừng lại ở dự định cải thiện tình hình, thay đổi một chút cán cân trách nhiệm, khắc phục các vấn đề còn tồn tại của Quy tắc Hague và Quy tắc Hague – Visby. Bằng cách soạn ra một Quy tắc mới có tính kế thừa và sửa đổi, những người soạn thảo ra Quy tắc  Hamburg còn tham vọng làm một cuộc cách mạng lần hai trong việc điều chỉnh mối quan hệ trên, đảo lộn một trật tự pháp lý hàng hải đã có từ lâu đời.

Ý nghĩa của quy tắc  Hamburg đối với công nghiệp hàng hải được thể hiện qua những thay đổi cơ bản của nó. Những thay đổi cơ bản thể hiện trong Quy tắc là:

  • Phạm vi áp dụng Quy tắc: Quy tắc Hamburg mở rộng hơn so với Quy tắc Hague – Visby là cho phép áp dụng cho một hành trình có cảng dỡ hàng là cảng của một nước tham gia Công ước.
  • Thời hạn trách nhiệm: Theo quy định của Quy tắc thì người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa kể từ khi họ đảm nhận hàng hóa ở cảng đi cho đến khi giao xong hàng cho người nhận hàng  cảng đến. Nói cách khác là giới hạn “từ cần trục đến cần trục” của Quy tắc Hague hay “từ lan can tàu đến lan can tàu” của các điều kiện giao nhận ngoại thương đã được mở rộng bao gồm cả khu vực cảng đi và cảng đến sau khi người chuyên chở đã nhận hàng.
  • Cơ sở trách nhiệm: Quy tắc Hamburg xác định trách nhiệm của người chuyên chở không theo cách liệt kê các trường hợp chịu trách nhiệm và các trường hợp miễn trách mà dựa trên nguyên tắc “lỗi hoặc sơ suất suy định” (presumed fault or neglect). Điều này có nghĩa là người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về tổn thất hay tổn hại của hàng hóa hoặc chậm trễ trong việc giao hàng và phải bồi thường nếu sự cố gây ra tổn thất xảy ra trong khi hàng hóa đang được họ trông nom bảo quản. Người chuyên chở muốn giải thoát trách nhiệm thì phải chứng minh được rằng họ, hoặc những người làm công hay đại lý của họ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết hợp lý để ngăn ngừa sự cố xảy ra làm thiệt hại hàng hóa. Trách nhiệm vì thế mà rộng hơn Quy tắc Hague và Hague – Visby đặc biệt là biện hộ về bất cẩn trong việc hành thủy không được chấp nhận. Với quy định như vậy, Quy tắc  Hamburg đã đảo ngược trách nhiệm chứng minh từ chủ hàng sang người chuyên chở:
  • Các trường hợp miễn trách nhiệm cho người chuyên chở: Quy tắc  Hamburg bãi bỏ các trường hợp miễn trách được quy định bởi Quy tắc Hague. Người chuyên chở chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp là hư hỏng mất mát hoặc chậm giao hàng là do hỏa hoạn gây ra. Trong trường hợp này, nghĩa vụ dẫn chứng thuộc về người khiếu nại phải dẫn chứng là hỏa hoạn hoặc tổn thất là hậu quả của hỏa hoạn là do lỗi của người chuyên chở. Ngoài ra, người chuyên chở cũng được miễn trách, trừ khi là tổn thất chung, khi tổn thất hàng hóa là do cứu sinh mạng trên biển còn nếu cứu tài sản thì biện pháp áp dụng phải hợp lý.
  • Giới hạn trách nhiệm: Quy tắc  Hamburg đã nâng mức giới hạn trách nhiệm lên một mức phù hợp hơn với tình hình thực tế và phù hợp với mức giới hạn của các Công ước khác về vận tải hàng hóa (ví dụ Công ước Vácsava). Mức giới hạn mới cao hơn so với mức giới hạn được quy định tại Nghị định thư SDR 1979 khoảng 25%.
  • Trách nhiệm về chậm trễ: Quy tắc quy định người chuyên chở phải chịu trách nhiệm cả trong trường hợp chậm giao hàng. Giới hạn trách nhiệm do chậm trễ bằng hai lần rưỡi giá cước của hàng chậm trễ hoặc toàn bộ số cước phải trả cho hợp đồng chuyên chở tùy theo số nào nhỏ hơn.
  • Hàng hóa: Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm cả đối với hàng hóa chuyên chở trên boong và súc vật sống.
  • Danh tính của người chuyên chở: Người ký kết hoặc đứng tên ký kết hợp đồng chuyên chở phải chịu trách nhiệm theo Quy tắc  Hamburg với tư cách là người chuyên chở. Tên và trụ sở chính của người chuyên chở phải được ghi trên mặt vận đơn. Nếu toàn bộ hoặc một phần quá trình chuyên chở được thực hiện bởi một người khác thì người này cũng phải chịu trách nhiệm với tư cách là người chuyên chở thực sự về mọi tổn thất, tổn hại hay chậm trễ giao hàng theo quy định của Quy tắc.
  • Hợp đồng Quy tắc được áp dụng: Quy tắc cho phép sử dụng đối với bất kỳ loại chứng từ vận chuyển nào khác không nhất thiết buộc phải là B/L. Đây là một điểm quan trọng thể hiện quan điểm giảm bớt vai trò của vận tải đơn đường biển.
  • Thời hiệu tố tụng: Theo Quy tắc Hamburrg thời hiệu tố tụng chống lại người chuyên chở được nới rộng đến hai năm.
  • Có những quy định đặc biệt liên quan đến những vấn đề như: trách nhiệm của người gửi hàng và người nhận hàng, thư bảo đảm, thông báo tổn thất, luật pháp áp dụng và quyền tài phán.

Quy tắc  Hamburg đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của pháp luật quốc tế trong việc điều chỉnh mối quan hệ trách nhiệm giữa chủ hàng và người chuyên chở vốn đã rất phức tạp. Nếu như Quy tắc Hague và Hague – Visby xác lập một cán cân trách nhiệm có phần thiên lệch về phía người chuyên chở thì với Quy tắc  Hamburg cán cân đã thật sự công bằng. Nó phản ánh tình hình thực tế là mối tương quan về cung cầu trong lĩnh vực thương mại hàng hải ngày nay đã thay đổi. Vị thế của những người chủ hàng đã không ngừng được nâng lên khi mà hoạt động xuất nhập khẩu là một phần quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Quy tắc  Hamburg ra đời đã phá vỡ một trật tự pháp lý khá ổn định đã được Quy tắc Hague xác lập từ nhiều năm nay nên nó đã gây ra rất nhiều tranh luận và được các quốc gia đón nhận một cách rất khác nhau. Tuy nhiên, cho dù được đánh giá như thế nào thì nó cũng đã và đang có hiệu lực và trở thành một bộ phận của nền pháp lý hàng hải quốc tế.

4. Người chuyên chở là gì theo Công ước  Hamburg?

Định nghĩa về người chuyên chở được nêu trong Điều 1.1 Quy tắc  Hamburg là một định nghĩa rất tổng quát và lôgic. Nó quy định rằng tất cả những ai tham gia vào một hợp đồng chuyên chở đều có thể được coi là người chuyên chở bất kể họ có thể là chủ tàu hay người thuê tàu, chỉ cần là họ có ký với người gửi hàng một hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Như vậy, người chuyên chở có thể bao gồm cả người gom hàng có ký một hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển với người gửi hàng hoặc một người vận tải đa phương thức có ký một hợp đồng phụ với người vận chuyển đường biển để thực hiện chặng đường biển của hành trình.

Trong các hội nghị ngoại giao tại  Hamburg vào thời gian mà Quy tắc  Hamburg được thông qua, những cuộc thảo luận đã đi đến quyết định về những hợp đồng được ký kết nhân danh người chuyên chở. Việc sử dụng thuật ngữ “trên danh nghĩa” (Whose name) là theo các khái niệm về người đại diện của hệ thống luật thành văn và Quy tắc bao gồm cả những hợp đồng mà người đại diện được ủy quyền hợp pháp của người chuyên chở tham gia ký một hợp đồng chuyên chở. Nếu Quy tắc sử dụng thuật ngữ “thay mặt” (on behalf of) thì có thể được thừa nhận nhiều hơn ở các nước có hệ thống luật tập tục. Tuy nhiên, nó đã không được dùng vì theo luật dân sự thì nó bao gồm quá nhiều tình huống. Ví dụ, như khi một bên là người gom hàng, ký một hợp đồng vận chuyển hàng hóa về phương diện thương mại cho một ai đó nhưng về phương diện pháp lý thì anh ta chỉ tự ràng buộc chính mình.

5. Người chuyên chở thực sự là gì theo Công ước  Hamburg?

Vì những lý do lịch sử mà Quy tắc Hague và Haque – Visby đã không phân biệt giữa người chuyên chở và người chuyên chở thực sự nên Quy tắc cũng không định nghĩa người chuyên chở thực sự. Quy tắc Hague và Hague – Visby chưa đặt ra việc điều chỉnh mối quan hệ giữa những người chuyên chở với nhau cũng như giữa chủ hàng và người chuyên chở thực sự. Nói cách khác, là chưa trực tiếp giải quyết câu hỏi ai là người chịu trách nhiệm khi người ký hợp đồng chuyên chở ủy thác việc chuyên chở cho người chuyên chở thực sự.

Việc giải quyết câu hỏi này phải tham khảo luật của các quốc gia, do đó ở mỗi một nước khác nhau có thể đưa ra những quyết định khác nhau về câu hỏi này. Những câu trả lời khác nhau làm tăng chi phí cho việc kiện tụng, tranh chấp và đưa ra những quy định khác nhau về giới hạn trách nhiệm. Vì lý do đó một câu trả lời chung được chấp nhận bởi các bên tham gia ký kết là thực sự cần thiết.

Quy định về việc cùng chịu trách nhiệm của người chuyên chở ký hợp đồng và người chuyên chở thực sự xuất hiện lần đầu tiên trong Công ước bổ sung Công ước Vácsava để thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không được thực hiện bởi người chuyên chở không phải là người ký hợp đồng, gọi là Công ước Guadalajara ký ngày 18-9-1961.

Quy tắc  Hamburg định nghĩa về “người chuyên chở thực sự” tại Điều 1.2 và Điều 10 quy định việc cùng chịu trách nhiệm của người chuyên chở thực sự với người chuyên chở ký hợp đồng đối với tổn thất hay tổn hại hoặc chậm trễ giao hàng có thể quy cho lỗi của người chuyên chở thực sự. Đó là người “… được người chuyên chở ủy thác thực hiện việc chuyên chở hàng hóa hoặc một phần việc chuyên chở…”. Thuật ngữ “người thực hiện chuyên chở” (perfoming carrier) được sử dụng lần đầu tiên trong Công ước về vận chuyển hành khách trên biển ngày 13-12-1974, gọi là Công ước Athen. Điều này được Quy tắc  Hamburg thừa nhận bằng thuật ngữ “thực hiện” (performance) trong định nghĩa về người chuyên chở thực sự.

Vinalines mang đến cho bạn dịch vụ vận chuyển Nhanh, An toàn, Chất lượng

Xem thêm:

Các nguyên tắc xếp hàng hóa lên container và cách đọc số ghi trên container

Vận Chuyển Hàng Đường Biển Từ Việt Nam Đi New Zealand

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *