Tổng hợp những điều cần biết về AWB – Airway Bill
Chào mừng bạn đã đến với công ty Vinalines của chúng tôi. Công ty Vinalines chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không. Để bạn có thể hiểu hơn về AWB – một loại chứng từ quan trọng trong vận chuyển đường hàng không; trong bài viết này Vinalines sẽ tổng hợp đầy đủ những điều cần biết về AWB.
Khái niệm và chức năng của AWB
Vận đơn hàng không (Air Way Bill – AWB) là chứng từ do người chuyên chở (hãng hàng không) hoặc đại diện của họ phát hành cho người gửi hàng xác nhận việc nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay.
Khi lô hàng được vận chuyển bằng đường hàng không, người gửi hàng sẽ được cấp Vận đơn hàng không. Vì vậy AWB có 2 chức năng cơ bản :
- Biên lai giao hàng cho người chuyên chở,
- Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.
Vì AWB không có chức năng là chứng từ sở hữu hàng hóa như Vận đơn đường biển nên AWB cũng không có khả năng lưu thông và không thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu.
AWB có bao nhiêu bản?
Vận đơn hàng không được phát hành theo bộ gồm ít nhất là 9 bản, trong đó có 3 bản gốc (original) và 6 bản sao (copy) trở lên.
- Bản gốc 1 (Original 1) màu xanh lá cây : giao cho người chuyên chở (có chữ ký của người gửi hàng)
- Bản gốc 2 (Original 2) màu hồng : gửi cùng hàng hóa đến nơi đến cho người nhận (có chữ ký của người gửi hàng và người chuyên chở)
- Bản gốc 3 (Original 3) màu xanh da trời : giao cho người gửi hàng (có chữ ký của người chuyên chở).
Các bản copy được đánh số liên tục từ 4 : thường có màu trắng
Bản số 4, màu vàng, là biên lai giao hàng, có sẵn ở nơi đến cuối cùng. Bản này có chữ ký của người nhận hàng và được người chuyên chở cuối cùng giữ lại để làm biên lai giao hàng và làm bằng chứng là người chuyên chở đã hoàn thành hợp đồng chuyên chở.
Bản số 5, dành cho sân bay đến, có sẵn ở sân bay đến.
Bản số 6, dành cho người chuyên chở thứ 3, dùng khi hàng được chuyên chở tại sân bay thứ 3.
Bản số 7, dành cho người chuyên chở thứ 2, dùng khi hàng được chuyển tải tại sân bay thứ 2.
Bản số 8, dành cho người chuyên chở thứ 1, được bộ phận chuyển hàng hoá của người chuyên chở đầu tiên giữ lại khi làm hàng.
Bản số 9, dành cho đại lý, bản này được người đại lý hay người chuyên chở phát hành giữ lại.
Bản số 10 đến 14 (nếu phát hành), là những bản chỉ dùng cho chuyên chở khi cần thiết.
Quy trình phát hành AWB
- Người gửi hàng giao hàng cho người vận tải hoặc người chuyên chở;
- Người vận tải phát hành vận đơn cho người gửi hàng (bản gốc AWB số 3);
- Hàng được đưa lên máy bay để đến nước nhập khẩu;
- Người gửi hàng gửi bộ chứng từ (có thể bao gồm bản gốc AWB số 3 hoặc không) cho người nhận hàng;
- Người nhận hàng xuất trình các giấy tờ cho đại lý của người vận tải ở sân bay đến đến để nhận hàng (không cần xuất trình AWB gốc);
- Đại lý của người vận tải ở sân bay đến giao hàng cho người nhận hàng.
Phân loại AWB
AWB gồm 2 loại là MAWB (Master Airway Bill) và HAWB (House Airway Bill)
- Vận đơn chủ (Master Airway Bill – MAWB) là vận đơn do hãng hàng không (người vận tải) cấp cho Forwarder (người trung gian, người gom hàng) ;khi hàng hóa được giao ở sân bay đi. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng không và người gom hàng và là chứng từ giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người gom hàng.
- Vận đơn nhà (House Airway Bill – HAWB) là vận đơn do Forwarder (người trung gian, người gom hàng) cấp cho các chủ hàng lẻ (Shipper); khi nhận hàng từ họ ở sân bay đi. Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ; và là chứng từ giao nhận hàng hoá giữa người gom hàng với các chủ hàng lẻ.
Mẫu vận đơn hàng không do IATA quy định.
Dưới đây là mẫu và nội dung AWB của KoreanAir và UPS để bạn có thể tham khảo.
Hướng dẫn đọc nội dung của AWB chi tiết, dễ hiểu
Phần 1 : AWB NO, Airlines, Shipper, Consignee, Accounting information
(1) Số vận đơn (AWB NO.) bao gồm ký hiệu 3 số của hãng vận chuyển (Airline code number); ký hiệu 3 chữ của sân bay khởi hành; sẽ xuất hiện một lần nữa ở ô Airport of departure và mã số AWB (Serial number) gồm 8 chữ số trong đó số cuối cùng là số kiểm tra (Check digit).
(2) Người chuyên chở (Airlines) là tên hãng hàng không
(3) Người gửi hàng (Shipper) thể hiện “tên + địa chỉ của người xuất khẩu” (nếu là House AWB) và thể hiện “tên + địa chỉ của người giao nhận” (nếu là Master AWB).
(4) Người nhận hàng (Consignee) chỉ được ghi đích danh tên người nhận hàng do AWB không có khả năng lưu thông như B/L nên không được phát hành theo lệnh.
(5) Thông tin thanh toán (Accounting information) thể hiện việc tiền cưới đã được trả (PREPAID) hoặc chưa trả (COLLECT).
Phần 2: Airport of Depature/ Airport of Destination / Fight No. / Date / Handling Information
(6) Sân bay đi (Airport of Departure) ghi mã sân bay khởi hành.
(7) Sân bay đến (Airport of Destination) ghi mã sân bay hạ cánh
(8) Số chuyến bay, ngày tháng… (Flight No., Date) ghi số chuyến bay chở hàng và ngày bay.
(9) Thông tin làm hàng (HANDLING INFORMATION) sử dụng để ghi chú các thông tin do người gửi hàng khai báo (có thể ghi thông tin Bên được thông báo – Notify Party như trên B/L).
Phần 3: No of Pieces & Gross Weight / Chargeable Weight/ Description of Goods/ Dimension/ Rate/ Charges
(10) Số lượng kiện (NO OF PIECES & GROSS WEIGHT) ;ghi số kiện hàng/ số thùng carton… và khối lượng cả bì của lô hàng (khi được cân lên tại sân bay).
(11) Khối lượng tính cước (CHARGEABLE WEIGHT) ;ghi khối lượng sử dụng để tính cước cho lô hàng (khối lượng này có thể khác khối lượng cả bì của lô hàng do kích thước hàng cồng kềnh).
(12) Tên hàng (Descriptions OF GOODS) ghi mô tả chung cho cả lô hàng.
(13) Kích thước của các kiện hàng (DIMENSION) ; ghi cụ thể kích thước của mỗi kiện hàng để tính toán Chargeable Weight.
(14) Mức cước và các chi phí khác (Rate, Charges) ; có thể được ghi cụ thể hoặc không tùy vào yêu cầu của người gửi hàng.
Phần 4: Prepaid/ Date and Place Issue / Singature/ Origin or Copy
15) Thanh toán cước (PREPAID/ COLLECT) có thể ghi rõ các khoản đã được thanh toán vào mục Prepaid; hoặc các khoản chưa được thanh toán vào mục Collect.
(16) Nơi và ngày phát hành (DATE AND PLACE OF ISSUE) ghi rõ nơi và ngày phát hành AWB; (cũng chính là ngày giao hàng trong vận tải hàng không).(17) Chữ ký (Signature) của người phát hành AWB
(18) Thứ tự bản gốc/ bản sao (ORIGIN/COPY) thể hiện rõ đây là bản gốc số mấy (được giao cho ai); hoặc đây là bản sao số mấy.
Phần 5: Mặt sau của AWB ( On The Back)
Gồm các nội dung chủ yếu như: giới hạn trách nhiệm hiện hành của người chuyên chở (20 USD/kg); các định nghĩa; nguồn luật điều chỉnh; nghĩa vụ của người chuyên chở; quy định việc áp dụng biểu cước; việc báo tin hàng đến và giao hàng; thông tin báo tổn thất và khiếu nại với người chuyên chở…
Thông qua bài viết Vinalines hy vọng đã cung cấp các thông tin bổ ích, kiến thức mới về các điều kiện thương mại quốc tế cho quý khách.
Vinalines chúng tôi có cung cấp các dịch vụ vận chuyển quốc tế với mức giá cạnh tranh nhất. Vinalines có mối quan hệ hợp tác thường xuyên với các đối tác uy tín quốc tế:
Airpportcargo, Viettelcargo, Airasia, Indochinapost, DHL, EMS, FedEx, …
Mới quý khách tham khảo các dịch vụ của chúng tôi :
Vận chuyển hải sản từ Vũng Tàu đi Mỹ dễ dàng, giá rẻ
Gửi lục trà lài từ Vũng Tàu đi Hà Lan dễ dàng, nhanh chóng
Gửi trái cây đi Hoa Kỳ từ Vũng Tàu cực dễ dàng, siêu ưu đãi
Gửi quà tặng từ Vũng Tàu đi Singapore nhanh chóng, tiện lợi
Gửi hàng mỹ phẩm từ Vũng Tàu đi Trung Quốc với giá rẻ bất ngờ