Điều kiện CFR là gì ? – Vinalines

Điều kiện CFR

CFR là một trong 11 điều kiện thương mại quốc tế được viết tắt bởi từ Cost and Freight, tức là Giá thành và cước phí hay là tiền hàng cộng với cước phí. Thông thường điều kiện này sẽ được áp dụng cho việc vận chuyển trên biển, đường thuỷ ở nội địa. Cùng Vinalines tìm hiểu điều kiện CFR là gì qua bài viết dưới đây:

Điều kiện CFR là gì ?

CFR ( Cost and Freight ) – Tiền hàng và cước phí có nghĩa là người bán giao hàng lên tàu do chính người bán book tàu và sắp xếp sao cho hàng yên vị trên tàu tại cảng giao hàng chỉ định thuộc nước người bán. Người bán chuyển giao rủi ro cho người mua khi hàng được đặt trên tàu. Người bán chịu toàn bộ chi phí từ lúc hàng xuất kho cho tới khi hàng được chuyển tới cảng của người mua. Những chi phí bao gồm trucking, đóng thuế xuất khẩu (nếu có), thông quan hàng xuất, chịu chi phí bốc hàng lên tàu. Người bán thuê phương tiện vận tải quốc tế (tàu biển) và chịu trách nhiệm về chi phí đó cho tới khi đến cảng nhập khẩu. Như vậy, rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng được giao lên tàu

Điều kiên này chỉ áp dụng với vận tải biển hoặc vận tải đường thủy nội địa.

Khi sử dụng các điều kiện CPT, CFR, CIP, CIF người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi người bán giao hàng cho người chuyên chở theo cách thức được quy định cụ thể trong mỗi điều kiện, chứ không phải hàng tới nơi đến.

Điều kiện này có hai điểm tới hạn, vì rủi ro di chuyển và chi phí được phân chia ở các địa điểm khác nhau. Trong khi hợp đồng luôn chỉ rõ cảng đến thì nó có thể lại không chỉ rõ cảng xếp hàng – là nơi mà rủi ro di chuyển sang người mua. Nếu cảng gửi hàng có ý nghĩa đặc biệt đối với người mua, thì các bên quy định trong hợp đồng càng cụ thể càng tốt.

Các bên xác định càng cụ thể càng tốt địa điểm đến đã thỏa thuận, vì các chi phí cho đến địa điểm đó do người bán chịu. Người bán nên ký các hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm này. Nếu theo hợp đồng chuyên chở, người bán phải trả các chi phí liên quan đến việc dỡ hàng tại địa điểm chỉ định ở cảng đến, thì người bán không có quyền đòi lại chi phí đó từ người mua trừ phi hai bên có thỏa thuận khác.

Người bán phải, hoặc giao hàng lên tàu, hoặc mua hàng đã giao để vận chuyển hàng đến cảng đến. Ngoài ra, người bán phải ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa hoặc “mua” một hợp đồng như vậy. Từ “mua” ở đây áp dụng cho việc bán hàng nhiều lần trong quá trình vận chuyển (bán hàng theo lô) rất phổ biến trong mua bán hàng nguyên liệu.

CFR không phù hợp khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở trước khi hàng được giao lên tàu, ví dụ hàng đóng trong container, mà thường là giao hàng tại bến, bãi. Trong trường hợp này nên sử dụng điều kiện CPT.

CFR đòi hỏi người bán thông quan xuất khẩu cho hàng hóa (nếu có). Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khâu, trả bất kỳ loại thuế nhập khẩu nào hay tiến hành bất kỳ một thủ tục hải quan nhập khẩu nào.

Nghĩa vụ của người bán:

– Giao hàng đúng theo hợp đồng đã qui định

– Chuẩn bị hóa đơn bắt buộc: Hóa đơn thương mại, Chứng từ vận tải đường biển, giấy phép XK

– Ký kết hợp đòng vận tải đường biển và trả cước phí cho đến cảng đích qui định trong HĐ (hoặc do bên mua báo). Việc ký hợp đồng vận tải phải đáp ứng được các yêu cầu thông thường.

– Giao hàng lên tàu và trả toàn bộ chi phí bốc hàng.

– Tiến hành thông quan XK (cung cấp giấy phép XK, trả thuế và xếp hàng lên tàu, cũng như các chi phí phí phát sinh nếu có).

– Thông báo cho người mua biết ngay khi chuẩn bị xong hàng hóa, thuế và xếp hàng lên tàu cũng như khi hàng cập cảng đích qui định để người mua chuẩn bị nhân hàng trong thời gian hợp lý.

– Cung cấp cho người mua hóa đơn và các chứng từ vận tải sạch ( clean bill of lading ) như vận đơn đường biển, thư vận tải đường biển với các điều kiện hàng đã xếp lên tàu, cước phí đã trả, chuyển nhượng được.

– Trả phí dỡ hàng trong chừng mực chi phí này được đưa vào tiền cước vận chuyển.

– Chịu mọi rủi ro và tổn thất trước khi hàng đã giao xong lên tàu ở cảng bốc hàng.

Nghĩa vụ của người mua:

– Chấp thuận việc giao hàng đã gửi khi có hóa đơn và chứn từ vận tải. Tiếp nhận hàng từ người vận tải khi hàng đến cảng bốc qui định.

– Trả mọi chi phí dỡ hàng trong chừng mực các chi phí này không nằm trong cước phí vận chuyển (do người xuất khẩu trả ).

– Ký HĐ bảo hiểm và trả phí bảo hiểm nếu thấy cần thiết.

– Chịu mọi rủi ro và tổn thất kể từ khi hàng đã giao xong lên tàu tại cảng bốc qui định.

– Thông quan NK ( trả thuế NK và các khoản chi phí phát sinh để nhập khẩu nếu có )

– Làm các thủ tục cần thiết để quá cảnh qua nước thứ ba nếu có.

– Các chứng từ bắt buộc: Các chứng từ NK, Các chứng từ để quá cảnh qua nước thứ 3.

Các rủi ro trong điều kiện giao hàng CFR

Rủi ro từ người bán chuyển sang người mua khi người bán hoàn tất việc giao hàng lên tàu do người bán book tàu tại cảng thuộc nước người bán theo quy định trong hợp đồng. Chi phí bốc hàng đó sẽ do người bán chi trả. Tuy nhiên, chi phí dở hàng từ phương tiện vận tải chính xuống cảng nước người mua sẽ do người mua chi trả.

Bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện CFR

Theo điều kiện CFR, không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Nhưng để phòng tránh rủi ro, khuyến khích bên có đoạn rủi ro dài hơn mua bảo hiểm cho lô hàng.

Ví dụ: Theo điều kiện này, hàng hóa được chuyển rủi ro từ người bán sang người mua khi hàng hóa được đặt yên vị lên tàu. Tức là đoạn rủi ro của người bán trong trường hợp này là từ kho người bán đến khi hàng hóa được lên tàu. Còn về phần người mua, đoạn rủi ro của người mua kéo dài từ khi hàng hóa đặt lên tàu tới khi về tới kho người mua. Đoạn này kéo dài và mang lại rủi ro cao cho người mua trong quá trình bốc hàng lên phương tiện vận chuyển chính và quá trình vận chuyển. Qua đó khuyến khích người mua trong trường hợp này mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ lợi ích của mình.

Thêm vào đó, nếu người mua muốn thỏa thuận nhường quyền mua bảo hiểm cho người bán, thì nên sử dụng điều kiện CIF

Điểm khác biệt giữa CIF và CFR

Sự khác biệt giữa CFR và CIF về cơ bản là yêu cầu theo điều kiện vận chuyển của CIF đối với người gửi hàng để cung cấp một lượng bảo hiểm hàng hải tối thiểu cho hàng hóa được vận chuyển, còn CFR thì không. CFR – Cost and freight; CIF – Cost, Insurance and Frieght.

Các Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã thiết lập một hệ thống từ ngữ thương mại quốc tế, còn được gọi là Incoterms . Mỗi thuật ngữ đề cập đến một thỏa thuận điều chỉnh trách nhiệm vận chuyển giảm tương ứng với người mua và người bán trong một giao dịch thương mại quốc tế . Cả CFR và CIF đều là thỏa thuận Incoterm. Hệ thống thỏa thuận này hỗ trợ trong một quá trình đảm bảo trật tự và công bằng của thương mại quốc tế bằng cách làm cho các mô hình hợp đồng có sẵn để dễ dàng xác định và dễ hiểu bằng tất cả các ngôn ngữ.

Cost and Freight (CFR)

Với thỏa thuận CFR, bên vận chuyển có trách nhiệm lớn hơn trong việc thu xếp và thanh toán cho giao thông vận tải so với vận chuyển tối thiểu trên tàu (FOB) – nơi người gửi hàng chỉ chịu trách nhiệm giao hàng đến cảng xuất xứ để vận chuyển.

Với hàng hóa được vận chuyển theo thỏa thuận này, người gửi hàng phải thu xếp và thanh toán cho việc vận chuyển đến cảng đích mà người nhận chỉ định. Người nhận hoặc người mua chỉ chịu trách nhiệm sau khi tàu cập cảng tại cảng đích. Tất cả các chi phí còn lại, bao gồm cả chi phí dỡ hàng và bất kỳ chi phí vận chuyển nào khác là trách nhiệm của người nhận.

Cost, Insurance, and Freight (CIF)

Các thỏa thuận CIF gần giống như các thỏa thuận CFR. Người bán vẫn chịu trách nhiệm cho tất cả các chi phí sắp xếp và vận chuyển hàng hóa vận chuyển đến cảng đích đã thỏa thuận. Người nhận sau đó giả định tất cả trách nhiệm chi phí một khi tàu đã đến cảng.

Sự khác biệt giữa hai thỏa thuận nằm trong một trách nhiệm bổ sung rơi vào người gửi hàng. Trong quá trình vận chuyển, người bán cũng phải cung cấp số tiền bảo hiểm hàng hải tối thiểu đối với hàng hóa được vận chuyển, thường là số tiền được thỏa thuận giữa người mua và người bán.

Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *