FOB là gì? Khi nào nên sử dụng điều kiện FOB?

FOB là gì? Khi nào nên sử dụng điều kiện FOB?

Trong thương mại quốc tế, chắc hẳn bạn đã nghe qua thuật ngữ FOB, bán FOB, gía FOB. Vậy FOB là gì và khi nào nên sử dụng FOB. Vinalines sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về FOB trong bài viết này.

Incoterms là gì

Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương do phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) phát hành. Hiện bộ quy tắc này được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, phổ biến nhất là Tiếng Anh

Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa, và được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Nội dung chính của các điều khoản này phải kể tới 2 điểm quan trọng:

  • Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu
  • Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua

Incoterms có nhiều phiên bản, mà các phiên bản sau không phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản trước đó. Các phiên bản Incoterms phổ biến hiện nay là Incoterms 2000, Incoterms 2010, Incoterms 2020.

Incoterms 2020
Incoterms 2020

FOB – FREE ON BOARD

FOB là một điều kiện giao hàng thuộc nhóm F trong Incoterms 2010 được sử dụng rất phổ biến. Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng lên boong tàu và sẽ chuyển rủi ro cho người mua khi hàng đã lên tàu.

Thông thường khi hợp đồng ngoại thương sử dụng điều kiện giao hàng FOB thì thường được gọi là hợp đồng FOB, giá FOB. Mặc dù cách gọi này là hoàn toàn chưa chính xác thuật ngữ thương mại quốc tế, nhưng giúp nhấn mạnh đến vấn đề thanh toán. Điều kiện FOB khuyến cáo nên được sử dụng trong vận chuyển đường thuỷ (vận chuyển đường biển quốc tế và nội địa)

Trong hợp đồng ngoại thương, cần ghi rõ điều khoản FOB + Cảng xếp hàng + Incoterms 2010

VD: FOB Cat Lai Incoterms 2010

Ở phiên bản mới nhất Incoterms 2020 : FOB được phép áp dụnh đối với hàng hóa được vận chuyển bằng container thay vì sử dụng hai điều kiện đối ứng là FCA như ở các phiên bản trước đó

FOB là gì?
FOB là gì?

Phân chia trách nhiệm người bán, người mua trong FOB

Người bán

Người mua

Giao hàng lên tàu tại cảng quy định

 

Thanh toán tiền hàng.

 

Chịu mọi chi phí, tổn thất, rủi ro trước khi hàng được xếp lên tàu. Chịu mọi chi phí, tổn thất, rủi ro khi hàng đã xếp lên tàu.
Chi phí thông quan xuất khẩu, cung cấp giấy phép xuất khẩu và trả thuế. Chi phí thuê phương tiện vận tải
Chuyển giao hóa đơn thương mại và các chứng từ có liên quan. Mua bảo hiểm hàng hóa
Thông báo cho người mua là hàng đã lên tàu Chi phí thông quan nhập khẩu và trả thuế.

 

Địa điểm chuyển giao chi phí, rủi ro trong FOB

Địa điểm chuyển rủi ro và trách nhiệm của người bán sang người mua tại vị trí boong tàu (on board).

Chi phí:

  • Người bán chịu các chi phí trước địa điểm chuyển giao chi phí: như thuế xuất khẩu, phí hải quan, phí làm hàng tại cảng (THC).
  • Người mua chịu các phí : Phí cước tàu và bảo hiểm thuộc về người mua.

Rủi ro :

Các tổn thất và mất mát hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Nếu như con tàu tại cảng đi bị hoãn lại (delay), người bán phải chịu mọi chi phí phát sinh.

Nghĩa vụ bảo hiểm:

Người bán hay người mua đều không có nghĩa vụ ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên nếu người mua yêu cầu, người bán phải chịu rủi ro và chi phí để cung cấp các thông tin người mua cần phục vụ cho việc mua bảo hiểm hàng hóa.

 

FOB tại Việt Nam và trên thế giới.

Tại Việt Nam, có doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB, vì như vậy đa phần các chi phí là do người mua chịu: chi phí thuê phương tiện vận tải.

Như vậy đang đi ngược với xu thế của toàn cầu. Trên thế giới các quốc gia áp dụng điều kiện FOB trong nhập khẩu, vì khi đó doanh nghiệp là người mua, họ sẽ được quyền chủ động về chi phí thuê phương tiện vận tải và bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp có quan hệ đối tác tốt với các hãng tàu, công ty bảo hiểm thì sẽ có được mức giá tốt, vừa giảm được rủi ro cho hàng hóa.

Khi áp dụng xuất khẩu FOB (bán giá FOB) tại Việt Nam:

Lợi ích:

Đẩy được chi phí thuê phương tiên vận tải (cước tàu) và phí bảo hiểm sang người mua , giảm được chi phí cho doanh nghiệp

Khó khăn:

Người bán bị phụ thuộc vào phương tiện vận tải do bên phí người mua thuê, và người được quyền quyết định phương thức vận chuyển, thời gian giao hàng có khả năng kéo dài dẫn đén nguy cơ hư hỏng hàng hóa

Lí do:

Các doanh nghiệp chưa tìm được những đối tác tin cậy trong lĩnh vực logistics, bảo hiểm, các hãng tàu,… các hãng tàu trong nước vẫn chưa thực sự làm cho các doanh nghiệp yên tâm, môi giới bảo hiểm hàng hóa cũng chưa phát triển mạnh tại Việt Nam

 

Sự thay đổi của FOB Incoterms 2020 so với FOB Incoterms 2000 và 2010

Ở phiên bản mới nhất Incoterms 2020 : FOB được phép áp dụnh đối với hàng hóa được vận chuyển bằng container thay vì sử dụng hai điều kiện đối ứng là FCA như ở các phiên bản trước đó.

Thông qua bài viết Vinalines hy vọng đã cung cấp các thông tin bổ ích, kiến thức mới về các điều kiện thương mại quốc tế cho quý khách.

Vinalines chúng tôi có cung cấp cách dịch vụ vận chuyển quốc tế với mức giá cạnh tranh nhất. Vinalines có mối quan hệ hợp tác thường xuyên với các đối tác uy tín quốc tế:

AirpportcargoViettelcargoAirasiaIndochinapostDHLEMSFedEx, …

Kính mời quý khách tham khảo dịch vụ của công ty chúng tôi :

Vận chuyển hải sản từ Vũng Tàu đi Mỹ dễ dàng, giá rẻ

Vận chuyển khẩu trang vải từ Vũng Tàu đi Nhật Bản giá siêu tiết kiệm

Vận chuyển hàng thời trang từ Hàn Quốc về Bình Dương nhanh, giá rẻ

Dịch vụ vận chuyển khẩu trang vải từ Bình Dương sang Mỹ giá rẻ và uy tín

Vận chuyển Cá thu một nắng từ Vũng Tàu đi Canada nhanh chóng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *