Xin giấy phép xuất nhập khẩu

xin giấy phép xuất nhập hiện

Chính sách mở cửa kinh tế mới trong nhiều năm qua đã mang đến cho thị trường Việt Nam những cơ hội mới. Giá trị từ ngành xuất nhập khẩu đang tăng lên không ngừng. Trong đó, xin giấy phép xuất nhập khẩu là một công việc bắt buộc cần phải thực hiện khi doanh nghiệp muốn xuất nhập khẩu hàng hóa.

Tuy đây là yêu cầu bắt buộc của Nhà nước ta, nhưng việc xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu lại gây ra không ít khó khăn, rắc rối cho doanh nghiệp khi tự mình thực hiện. Có rất nhiều câu hỏi đặt ra là có các loại giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa nào? Điều kiện để có thể xin cấp được giấy phép xuất nhập khẩu là gì? Hãy cùng Vinalines tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây:

 

Giấy phép xuất nhập khẩu là gì?

Giấy phép xuất nhập khẩu là một chứng minh tính hợp pháp, cho phép các hàng hóa dịch vụ trong nước có thể đem trao đổi buôn bán với các đất nước khác. Giấy phép xuất nhập khẩu là một văn bản liên quan đến một hàng hóa nào đó đạt tiêu chuẩn có thể xuất hoặc nhập khẩu theo nhiều con đường và các phương tiện vận chuyển khác nhau.

Xin giấy phép xuất nhập khẩu

Các loại giấy phép xuất nhập khẩu

Trao đổi buôn bán, xuất khẩu các mặt hàng dư thừa làm tăng lợi nhuận và nhập khẩu các loại sản phẩm hàng hóa mà trong nước không có, thiếu mà một trong nhưng đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế thị trường, hội nhập cùng phát triển như hiện nay. Nhưng bên cạnh những hàng hóa được xuất nhập khẩu thì luôn luôn tồn tại những mặt hàng không được phép xuất nhập khẩu ví dụ như sản phẩm làm bất ổn tình hình kinh tế, xã hội như súng,… Để có thể kiểm soát được các vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra mà pháp luật có đưa ra các quy định khi cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho từng sản phẩm hàng hóa đó.

Đối với mỗi loại sản phẩm hàng hóa đều có những tiêu chuẩn và điều kiện riêng khi cấp giấy phép xuất nhập khẩu.

Có các loại giấy phép xuất nhập khẩu nổi bật có thể nhắc đến ngay lập tức như: giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, giấy phép xuất nhập khẩu phế liệu, giấy phép xuất nhập khẩu thuốc,…

 

Xin giấy phép xuất nhập khẩu
Những nhóm hàng xuất khẩu chính 8 tháng năm 2016 

Ví dụ đối với giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu thì yêu cầu khi cấp giấy phép kinh doanh không chỉ là những điều kiện cơ bản mà còn là các loại hồ sơ thủ tục liên quan đến biện pháp, điều kiện vận chuyển,…

Đối với giấy phép xuất nhập khẩu thuốc thì cần phải đảm bảo các danh mục thuốc được phép, và không được xuất nhập khẩu các loại thuốc cấm, gây nguy hiểm lớn đến tính mạng, tài sản con người.

Điều kiện cấp giấy phép xuất nhập khẩu

Mỗi sản phẩm hàng hóa thì lại có các điều kiện riêng khác biệt đi kèm. Để có thể tiến hành làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa thì bắt buộc các doanh nghiệp cần phải nắm rõ 2 điều kiện cơ bản sau:

Sản phẩm hàng hóa xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu là gì?

Hàng hóa xuất nhập khẩu phải kèm theo giấy phép của Bộ Ngành có liên quan. Ví dụ như xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu thực phẩm thì cần có giấy phép của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm; Xuất nhập khẩu thuốc thì cần có giấy phép của Bộ Y tế;…

Kiểm dịch an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn quy chuẩn về chất lượng của các cơ quan có thẩm quyền trước khi được thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa là điều kiện bắt buộc.

Sản phẩm hàng hóa muốn xuất nhập khẩu nhất định không thuộc danh sách cấm xuất nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu.

Doanh nghiệp (chủ thể) của hàng hóa xuất nhập khẩu là ai?

Không phải mọi doanh nghiệp đều có thể đăng ký xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa. Theo như các quy định về thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu, các chủ thể hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm:

Các thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của các công ty, tổ chức nước ngoài. Và các thương nhân này có thể xuất nhập khẩu các hàng hóa không phục thuộc vào ngành nghề kinh doanh và không thuộc danh mục cấm hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu.

Các thương nhân công ty, chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty nước ngoài tại Việt Nam đều phải thực hiện theo các quy định xuất nhập khẩu tại Việt Nam và lộ trình của Bộ Công Thương công bố khi muốn xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu.

Để có thể thuận lợi, tiết kiệm thời gian công sức khi làm thủ tục cấp xin giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa có thể nhờ các chuyên gia tư vấn, các dịch vụ xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu trọn gói của các tổ chức tư vấn uy tín.

Có thể xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu ở đâu?

Trước tiên doanh nghiệp cần xác định chính xác hàng hóa mình nhập khẩu có nằm trong danh mục phải xin giấy phép nhập khẩu do Nhà nước quy định hay không và nếu có thì thuộc diện quản lý của bộ nào để về bộ đó xin giấy phép.

Quy trình thủ tục xin giấy phép nhập khẩu ở mỗi bộ (Bộ công thương, Bộ giao thông vận tải, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ thông tin và truyền thông, Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Bộ y tế) sẽ có những khác biệt nhất định và về cơ bản thì doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký giấy phép nhập khẩu đầy đủ, hợp lệ theo yêu cầu được đưa ra đối với hàng hóa nhập khẩu của mình để gửi về trụ sở hoặc cơ quan đại diện của bộ đó.

Hồ sơ sau khi tiếp nhận sẽ được xem xét và cấp giấy phép nhập khẩu (nếu hợp lệ và đủ điều kiện) trong thời gian quy định.

Như chúng tôi đã nêu ở trên thì loại hàng hóa thuộc sự quản lý của bộ nào sẽ cần được cấp phép bởi bộ đó. Doanh nghiệp có thể tham khảo danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý theo chuyên ngành được quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành năm 2013 để nắm được thông tin cần thiết.

xin giấy phép xuất nhập hiện

Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ xin giấy phép xuất nhập khẩu của Vinalines

Để có thể giúp các doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa thì có rất nhiều các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ đã ra đời. Khách hàng cần tìm cho mình một đơn vị uy tín, chất lượng để lựa chọn

Vinalines đã xây dựng quy trình dịch vụ giúp khách hàng xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa một cách thuận lợi nhất. Cụ thể như sau:

Bước 1:

Khảo sát sơ bộ các giấy tờ doanh nghiệp hiện có, cụ thể là:

  • Giấy chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm hàng hóa đó: Nguồn gốc là ở đâu? có đảm bảo chất lượng không?
  • Các loại hóa đơn thương mai về giao dịch sản phẩm hàng hóa đó.
  • Cách thức vận chuyển sản phẩm hàng hóa đó hay còn gọi là hóa đơn vận tải hàng hóa.
  • Giấy xác nhận thanh toán đơn hàng.
  • Các loại hợp đồng thương mại về việc cung ứng hàng hóa giữa 2 tổ chức đó.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 2:

Tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa. Bao gồm:

  • Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu mà khách hàng đề xuất.
  • Tư vấn cho doanh nghiệp về các thủ tục cần làm khi xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa.
  • Tư vấn việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết để làm hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu.
  • Tư vấn về các vấn đề có liên quan khác.

Bước 3:

Ký hợp đồng với doanh nghiệp.

Bước 4:

Giúp doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa.

Bước 5:

Đại diện doanh nghiệp lên trụ sở các Bộ/cơ quan ngang Bộ để nộp hồ sơ.

Bước 6:

Đại diện cho doanh nghiệp nhận giấy phép nhập khẩu tại nơi đã nộp hồ sơ hoặc tư vấn khiếu nại việc từ chối cấp phép (nếu có).

Hy vọng những thông tin hữu ích cho bạn và doanh nghiệp của bạn.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *